Displaying items by tag: xu hướng interactive content (nội dung tương tac)

Xu hướng content review
Xu hướng content review

 

 

Video ngắn (short video)

phan-mem-chay-photobooth-360
phan-mem-chay-photobooth-360

Trong thời đại sống động và phát triển của công nghệ, video ngắn được xem là một trong những công cụ hiệu quả nhất để thu hút sự tương tác của khách hàng với thương hiệu, và kích thích họ lan tỏa thông điệp về sản phẩm hoặc dịch vụ của thương hiệu đó.

3 giây đầu tiên của một video ngắn rất quan trọng để nắm bắt cảm xúc của khách hàng, vì vậy các thương hiệu nên đầu tư nhiều hơn vào khung thời gian này để thu hút sự chú ý của khách hàng.

Hiện nay, video ngắn dưới 60 giây đã có mặt ở khắp mọi nơi, trên nhiều nền tảng như TikTok, Instagram Reels, YouTube Shorts, Google, LinkedIn và Pinterest cũng đang mở rộng dịch vụ chia sẻ video ngắn. Điều này cho thấy sức mạnh và tầm quan trọng của video ngắn đối với các thương hiệu trong việc tiếp cận khách hàng trên các nền tảng truyền thông xã hội.

Video ngắn được xem là một trong những công cụ hiệu quả nhất để thu hút sự tương tác

Theo khảo sát của HubSpot, 51% số marketer đã sử dụng video ngắn trong chiến dịch năm 2022 và 38% dự kiến đầu tư vào nó trong tương lai. Điều này cho thấy sự quan tâm của các chuyên gia marketing đối với video ngắn và tiềm năng phát triển của nó.

Ngoài ra, video ngắn được xem là chiến dịch marketing trên social media đem lại lượng ROI (Return On Investment – Tỷ lệ lợi nhuận/đầu tư) cao nhất, theo báo cáo gần đây của HubSpot. Điều này làm tăng sự quan tâm và đầu tư của các doanh nghiệp vào video ngắn như là một công cụ tiếp thị hiệu quả.

Xu hướng content review

Trong thời đại số 4.0, người tiêu dùng ngày càng trở nên khó tính và cần đánh giá kỹ trước khi quyết định mua sản phẩm hay dịch vụ. Với xu hướng này, content review – một dạng content chia sẻ đánh giá sản phẩm, dịch vụ trên các kênh truyền thông xã hội đã trở thành hot trend trong năm vừa qua. Nhiều KOL (Key Opinion Leader) đã thành công nhờ vào sự chia sẻ, đánh giá sản phẩm trên các kênh truyền thông xã hội.

Xu hướng content review
Xu hướng content review

content review – một dạng content chia sẻ đánh giá sản phẩm, dịch vụ trên các kênh truyền thông xã hội
Content review – một dạng content chia sẻ đánh giá sản phẩm, dịch vụ trên các kênh truyền thông xã hội

Tuy nhiên, không chỉ có KOL, xuất hiện thêm một công việc mới là KOC (Key Opinion Consumer) – những người tiêu dùng chia sẻ kinh nghiệm, đánh giá sản phẩm dựa trên trải nghiệm cá nhân. Với sự tăng cường của việc chia sẻ và đánh giá sản phẩm, content review vẫn là một trong những dạng content hot nhất, giúp tăng sự tương tác và tạo động lực mua sắm cho người tiêu dùng.

Có nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng khách hàng thường tin tưởng hơn vào các đánh giá, bình luận và phản hồi từ người tiêu dùng khác hơn là từ nhãn hàng. Theo một nghiên cứu của BrightLocal, 91% khách hàng đọc đánh giá trực tuyến, và 84% khách hàng tin tưởng đánh giá trực tuyến như đánh giá từ bạn bè của mình. Theo nghiên cứu của Nielsen, 92% khách hàng tin tưởng đánh giá và phản hồi từ người tiêu dùng hơn là các quảng cáo từ nhãn hàng. Theo một nghiên cứu của Search Engine Land, 88% khách hàng đặt nhiều niềm tin vào đánh giá trực tuyến hơn là các thông tin mô tả sản phẩm từ nhà cung cấp. Theo một nghiên cứu của Spiegel Research Center, sản phẩm có đánh giá sẽ có tỷ lệ mua hàng cao hơn 270% so với sản phẩm không có đánh giá.

Content khai thác chủ đề “ngách”

Thời đại số đã mở ra nhiều cơ hội cho các nhà tiếp thị để đưa ra các chiến lược tiếp thị sáng tạo và hiệu quả hơn. Một trong những xu hướng mới nhất đang thu hút sự chú ý của các nhà tiếp thị là “ngách”. Nội dung ngách là những chủ đề nhỏ hẹp, tập trung vào một lĩnh vực cụ thể, nhưng lại có thể giúp thương hiệu nổi bật trên internet hàng ngày. Để tạo ra nội dung ngách độc đáo và chất lượng, các nhà tiếp thị cần phải tìm hiểu và thử nghiệm các chủ đề khác nhau, từ trích dẫn đến phương tiện truyền thông và thông tin chi tiết.

niche thị trường ngách
niche thị trường ngách

Nội dung ngách là những chủ đề nhỏ hẹp, tập trung vào một lĩnh vực cụ thể
Xu hướng content marketing ngách là những chủ đề nhỏ, tập trung vào một lĩnh vực cụ thể

Tại Việt Nam, nội dung ngách đã thu hút sự quan tâm của giới trẻ, đặc biệt là các chủ đề liên quan đến lịch sử và di tích. Ví dụ, nội dung “Di sản nhà tù Hỏa Lò” và “Architecture Rant” đã được đông đảo khán giả trẻ quan tâm. Tuy nhiên, để tạo ra nội dung ngách hiệu quả, các nhà tiếp thị cần đầu tư nhiều thời gian và công sức vào việc nghiên cứu và triển khai các chủ đề khác nhau. Nếu được thực hiện đúng cách, nội dung ngách sẽ mang lại kết quả đáng kinh ngạc cho thương hiệu.

Thị trường ngách là một phân đoạn nhỏ của thị trường, là một nhóm nhỏ trong tập hợp người sử dụng. Điều tạo nên khác biệt, ghi dấu thương hiệu và cạnh tranh trong thị trường ngách chính là chất lượng và độ độc đáo của sản phẩm đó, phàn giá cả có ảnh hưởng nhưng không nhiều . 

Trong việc tìm kiếm thị trường ngách mục tiêu, thông thường phải đáp ứng các tiêu chí cơ bản sau: 

  • Nhu cầu về sản phẩm đủ lớn để tiến hành lên chiến dịch.
  • Dễ dàng tìm kiếm khách hàng trực tuyến, đặc biệt trên các sàn thương mại mà seller hoạt động. 
  • Có cộng đồng quan tâm, các trang web, nhóm, diễn đàn, forum để dễ dàng lên nội dung và chiến lược để tiếp cận,..….
  • Thị trường cụ thể, đầy đủ thông tin 

Để tìm được một thị trường ngách tốt có rất nhiều cách. Bạn có thể xây dựng theo hai hướng: tập trung vào ngách của một loại sản phẩm hoặc ngách của một chủ đề nào đó được quan tâm: 

  • Một ngách của sản phẩm có thể là những chiếc áo xinh cho cún con, hay cũng có thể là quần áo bigsize. 
  • Còn với ngách của chủ đề thì có thể là  thú cưng, gia đình, thể hình,..

Hiện nay có rất nhiều công cụ hỗ trợ như: Google Trend, Amazon’s Best Selling Products, eBay Trending Products, Etsy’s Best Selling Items, Notonthehighstreet, Trendhunter, Trendwatching và Facebook Audience Insight để hỗ trợ tìm kiếm thị trường ngách cho mình.

CÁC BƯỚC ĐỂ TẠO RA THỊ TRƯỜNG NGÁCH

BƯỚC 1: XÁC ĐỊNH RÕ KHÁCH HÀNG, VÀ TẬP TRUNG ĐỂ XÁC ĐỊNH

Bạn nên nhận biết rõ ràng rằng chính là bạn không thể bán hàng cho tất cả các khách hàng nên việc chiêu đãi và đáp ứng nhu cầu cho toàn bộ đối tượng là điều phí sức, tốn chi phí và mất nhiều thời gian. 

Bởi vậy, bạn phải xác định được khách hàng bạn muốn nhắm tới là gì. Phác học được khu vực địa lý mà bạn tập trung, hình thức sản phẩm của bạn đưa đến cho khách hàng doanh nghiệp và cá nhân trên các sàn thương mại là gì? Càng cụ thể càng có lợi để xác định phương hướng và đường đi cho sản phẩm. 

Thị trường ngách càng hẹp càng tốt. Tuy nhiên thị trường ngách không đồng nghĩa là lĩnh vực bạn đang kinh doanh. 

Nên suy nghĩ và trả lời các câu hỏi sau: 

  • Bạn có thường xuyên tìm kiếm một lĩnh vực nào đó mà không phổ biến hay không? 
  • Bạn bè hay người thân có thường xuyên hỏi bạn về vấn đề nào đó không? 
  • Thời gian rảnh của bạn thì bạn thường làm gì
  • Thường xuyên đọc sách và giải trí trong lĩnh vực nào? 

Việc trả lời các câu hỏi cơ bản này sẽ giúp bạn xác định rõ được một số thị trường mà lĩnh vực mà đại đa số khách hàng lưu tâm, nhưng không quá phổ biến. 

BƯỚC 2: XÁC ĐỊNH NHU CẦU VÀ VẤN ĐỀ CỦA KHÁCH HÀNG NẰM Ở ĐÂU 

Khi đặt mình vào vị trí của khách hàng tiềm năng ta có thể nhận thấy được những mối lưu tâm cũng như những nhu cầu mà khách hàng muốn được thực hiện. Bởi thế, điều chúng ta cần làm đó chính là tiếp xúc và điều tra về khách hàng tiềm năng. Để xác định rõ hơn là họ cần gì và muốn gì từ sản phẩm của bạn. 

BƯỚC 3: HÌNH THÀNH THỊ TRƯỜNG NGÁCH

Đây là giai đoạn mà thị trường ngách của bạn ( Niche) đang trong giai đoạn được hình thành nhờ sự kết hợp giữa nhu cầu của khách hàng và những tìm hiểu  và ý tưởng của riêng bạn. Thị trường mới hình thành sẽ bao gồm những đặc điểm sau: 

  • Thị trường đáp ứng được khách hàng với số lượng vừa đủ. 
  • Thị trường mang tính lâu dài: đảm bảo cho seller có thể duy trì được thị trường ngách
  • Thị trường mang tính đa dạng: đảm bảo cho seller có thể mở rộng và làm mới được thị trường ngách. Tạo ra các cơ hội lợi nhuận mới. 
  • Thị trường duy nhất: Mang tính chuyên biệt và cá nhân hóa
  • Thị trường được chuẩn bị cẩn trọng

BƯỚC 4: ĐÁNH GIÁ THỊ TRƯỜNG

Sau đã hình thành sơ bộ và sản phẩm cũng như thị trường mà bạn muốn hướng tới. Xem lại toàn bộ thị trường có đáp ứng được những tiêu chí cơ bản mà bạn đã đề ra hay không.

Tiếp tới bạn có thể sử dụng các công cụ để kiểm tra Google Keyword Planner, KWFinder,.. để có thể hoàn thiện và kiểm tra, sửa chữa những lỗi sai sót của thị trường mà bạn theo đuổi. Các công cụ này sẽ giúp bạn tối ưu hóa được từ khóa, kiểm tra độ phổ biến và xác định được những từ khóa hiện tại mà khách hàng tiềm năng của bạn đáng lưu tâm và có nhu cầu. 

Không chỉ có những sản phẩm được tương tích với thời gian cả năm, mà còn có những sản phẩm mang tính chuyên môn hóa và riêng biệt cho từng thời điểm nhất định. Bạn cũng có thể sử dụng công cụ Google Trends để kiểm tra được xu hướng cũng như là nhu cầu của khách hàng và biến động của sản phẩm trong thời gian kế tiếp. 

BƯỚC 5: THỬ NGHIỆM

Bất kỳ sản phẩm nào sau khi được tương thích với ý tưởng và thị trường của bạn. Cần có một giai đoạn mang tên là thử nghiệm. Chính trong thời điểm này, bạn sẽ tung sản phẩm ra thị trường để khách hàng có thể bắt đầu tiếp cận và giúp bạn đo lường được sản phẩm của mình thật sự đang nằm ở đâu trên thị trường hiện tại. 

Nên nhớ quá trình thử nghiệm không nên tiêu tốn quá nhiều kinh phí của bạn. 

BƯỚC 6: TIẾN HÀNH

Sau khi thực hiện đầy đủ các quá trình cũng như các bước cơ bản để có thể chạm đến khách hàng. Bạn thực hiện bước cuối cùng chính là đưa sản phẩm ra thị trường mà bạn đã dày công thành lập. Có thể bước này là bước khó khăn nhất và thách thức nhất. Tuy nhiên, bạn không cần lo lắng khi chính những bước đi này bạn đã có những tính toán trước. 

Xu hướng content phát thanh (Podcast)

Podcast là một nền tảng phát triển mạnh mẽ trong năm 2022 và vẫn được coi là công cụ quảng cáo hiệu quả cho doanh nghiệp trong năm 2023. Theo một nghiên cứu, 75% game thủ thích audio ads hơn video. Điều này cho thấy đối tượng khách hàng tiềm năng đang dần chuyển sang nghe podcast để tiếp cận với thông tin quảng cáo. Điều này cũng được minh chứng bởi số liệu năm 2021, khi người Mỹ đã nghe 15 tỷ giờ podcast, cho thấy tiềm năng rất lớn để các nhà quảng cáo tiếp cận khách hàng của họ. Do đó, đầu tư vào podcast sẽ là một cách để các nhà quảng cáo tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả và tăng độ trung thực của thông điệp quảng cáo.

Podcast là một nền tảng phát triển mạnh mẽ
Podcast là một xu hướng content marketing mới và phát triển mạnh mẽ

Theo nghiên cứu, 51% nhà tiếp thị đã sử dụng podcast/audio sẽ đầu tư nhiều hơn vào năm 2022 và 43% dự định sẽ tiếp tục tập trung như vậy. Điều này cho thấy tiềm năng rất lớn của podcast trong việc giới thiệu sản phẩm và dịch vụ. Ngoài ra, 53% nhà quảng cáo khác đã sử dụng podcast/audio nói rằng, đây là các xu hướng thiết kế nội dung hiệu quả nhất mà họ từng sử dụng, mặc dù chỉ số ROI khá thấp. Điều này cho thấy podcast không chỉ là công cụ quảng cáo hiệu quả, mà còn là một phương tiện để tạo nội dung thú vị và tương tác với khách hàng. Với 72.000 tập phát sóng mới mỗi ngày, dù là chủ đề nào đi nữa thì người xem cũng dễ dàng tìm thấy.

NICHE POD MÀ BẠN CÓ THỂ ÁP DỤNG 

Để các bạn có thể tìm hiểu nhiều hơn về thông tin cũng như là các niche thường gặp thì Printway xin phép được gợi ý một số niche có thể áp dụng như sau: 

NICHE VỀ FAMILY VÀ COUPLES: 

Những sản phẩm phù hợp với gia đình là lựa chọn tuyệt vời để có thể sử dụng cho những chuyến đi cắm trại, tiệc tùng và những kỳ nghỉ. Bạn cũng có thể khai thác trong mối quan hệ gia đình như mối quan hệ giữa mẹ và con gái, ông nội và cháu trai, chị dâu, anh em, anh chị em họ,…

Ngoài ra, quà tặng cho các cặp đôi là một điểm cộng cần có trong cửa hàng trực tuyến của bạn. Hãy nghĩ đến việc thêm áo hoodie tùy chỉnh hoặc áo phông phù hợp cho các cặp đôi với những câu nói yêu thương để ghi nhận và chia sẻ suy nghĩ đối phương dành cho nhau. 

NICHE VỀ HOLIDAY

Bạn nên bắt đầu lên kế hoạch trước những ngày lễ mua sắm lớn và lễ kỷ niệm hàng năm. Kiểm tra thời gian cho các ngày lễ sắp tới và bắt đầu thêm các thiết kế lấy cảm hứng từ ngày lễ vào lựa chọn sản phẩm của bạn.

Bạn có thể tham gia một số xu hướng ngày lễ phổ biến này bên cạnh Lễ Giáng sinh hoặc Lễ Tạ ơn. Ví dụ: có Ngày lễ Thánh Patrick, Lễ Phục sinh, Ngày của Mẹ, ngày 4 tháng 7 và Halloween,… Bí quyết là bắt đầu lên các chiến dịch quảng bá trước thời hạn để thu hút nhiều khách hàng hơn.

NICHE VỀ THÚ CƯNG

Thú cưng từ lâu đã trở thành một thành viên trong mỗi gia đình và được xem như một phần không thể thiếu trong đời sống xã hội hiện đại. Hàng ngàn chú chó mèo và các loại vật nuôi khác xuất hiện trong các vật dụng hàng ngày cũng như các ấn phẩm truyền thông khác. Bởi thế Printway tin chắc rằng đây chính là một trong những niche vô cùng tiềm năng và là con đường vô cùng thuận lợi cho nhà bán hàng tiến tới chinh phục triệu sale. 

NICHE VỀ FITNESS

Fitness không chỉ để duy trì sự năng động và khỏe mạnh mà còn là một phong cách sống và nhiều khách hàng muốn thể hiện sở thích lành mạnh này thông qua các sản phẩm mà họ sử dụng.

NICHE VỀ SỞ THÍCH

Nhắm mục tiêu đến một thị trường ngách theo sở thích sẽ mang lại thành công hơn nếu bản thân bạn cũng có sở thích đó! Tạo thiết kế cho đầu bếp, dancer, gymer, họa sĩ,… Hay thậm chí những người thích uống bia  thì sao? Tất cả đều có thể truyền tải thành thiết kế để được bán. 

Podcast là một nền tảng phát triển mạnh mẽ

Podcast là một nền tảng phát triển mạnh mẽ trong năm 2022 và vẫn được coi là công cụ quảng cáo hiệu quả cho doanh nghiệp trong năm 2023. Theo một nghiên cứu, 75% game thủ thích audio ads hơn video. Điều này cho thấy đối tượng khách hàng tiềm năng đang dần chuyển sang nghe podcast để tiếp cận với thông tin quảng cáo. Điều này cũng được minh chứng bởi số liệu năm 2021, khi người Mỹ đã nghe 15 tỷ giờ podcast, cho thấy tiềm năng rất lớn để các nhà quảng cáo tiếp cận khách hàng của họ. Do đó, đầu tư vào podcast sẽ là một cách để các nhà quảng cáo tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả và tăng độ trung thực của thông điệp quảng cáo.

xu hướng podcast
xu hướng podcast

Podcast là một nền tảng phát triển mạnh mẽ
Podcast là một xu hướng content marketing mới và phát triển mạnh mẽ

Theo nghiên cứu, 51% nhà tiếp thị đã sử dụng podcast/audio sẽ đầu tư nhiều hơn vào năm 2022 và 43% dự định sẽ tiếp tục tập trung như vậy. Điều này cho thấy tiềm năng rất lớn của podcast trong việc giới thiệu sản phẩm và dịch vụ. Ngoài ra, 53% nhà quảng cáo khác đã sử dụng podcast/audio nói rằng, đây là các xu hướng thiết kế nội dung hiệu quả nhất mà họ từng sử dụng, mặc dù chỉ số ROI khá thấp. Điều này cho thấy podcast không chỉ là công cụ quảng cáo hiệu quả, mà còn là một phương tiện để tạo nội dung thú vị và tương tác với khách hàng. Với 72.000 tập phát sóng mới mỗi ngày, dù là chủ đề nào đi nữa thì người xem cũng dễ dàng tìm thấy.

Xu hướng Content Infographic

Xu hướng Content InfographicInfographic (đồ họa thông tin) là một cách hiệu quả để truyền tải thông tin với sự kết hợp giữa hình ảnh và nội dung. Theo một nghiên cứu mới đây, có đến 45% nhà tiếp thị sử dụng Content Marketing đã sử dụng Infographic để truyền đạt thông tin nhanh chóng và hiệu quả

Infographic (đồ họa thông tin) là một cách hiệu quả để truyền tải thông tin với sự kết hợp giữa hình ảnh và nội dung. Theo một nghiên cứu mới đây, có đến 45% nhà tiếp thị sử dụng Content Marketing đã sử dụng Infographic để truyền đạt thông tin nhanh chóng và hiệu quả.

Không chỉ có vậy, 56% nhà tiếp thị đã sử dụng Infographic cho biết đây là một trong những xu hướng thiết kế Content hiệu quả nhất đối với họ. Thậm chí, 52% nhà quảng cáo còn dự định sẽ đầu tư tương tự vào Infographic trong năm tới. Và 38% còn lại cũng đang lên kế hoạch tập trung nhiều hơn vào Infographic trong năm tiếp theo.

Xu hướng content marketing Infographics được dùng để truyền đạt thông tin nhanh
Xu hướng content marketing Infographics được dùng để truyền đạt thông tin nhanh

Lý do tại sao Infographic trở thành xu hướng được yêu thích như vậy là do sự hiệu quả của bố cục đẹp mắt và thông tin có ích mà nó cung cấp cho người xem. Một hình ảnh minh họa đáng giá hơn một nghìn từ. Nó không chỉ giúp người xem hiểu thông tin một cách dễ dàng hơn mà còn tạo ra ấn tượng tốt với khách hàng tiềm năng và giúp xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp. Vì vậy, nếu bạn đang có kế hoạch thiết kế Content cho doanh nghiệp của mình, hãy cân nhắc sử dụng Infographic như một công cụ hiệu quả để truyền tải thông tin.

“Trăm nghe không bằng một thấy”, câu nói này nhấn mạnh tầm quan trọng của cái nhìn trực quan trong việc nắm bắt thông tin.

Infographic cũng mang một vai trò như thế. Vậy Infographic là gì và cách làm Infographic ra sao, bạn hãy cùng tìm hiểu qua bài viết nhé.

Infographic là gì?

Infographic (đồ họa thông tin) là cách trình bày thông tin trực quan bằng những hình ảnh, biểu tượng, sơ đồ,… nhằm giúp người đọc dễ dàng hình dung những nội dung thông tin kết nối với nhau ra sao.

Nó hoạt động dựa trên việc khuyến khích người xem so sánh về mặt hình ảnh.

Sở dĩ infographic tồn tại vì chúng ta nhìn nhận hình ảnh nhanh hơn so với đọc một đoạn văn.

Tại sao lại như vậy?

Đó là vì ta đọc chữ theo thứ tự, từ này tiếp sau từ kia. Trong khi đó, chúng ta có thể nhìn lướt qua nhiều hình ảnh ở nhiều nơi cùng một lúc. Đó là khả năng tự nhiên của bộ não con người.

Thực chất, Infographics là một sơ đồ. Nó giúp chúng ta đơn giản hóa việc tiếp thu một núi thông tin mới.

Về cơ bản, điều này đồng nghĩa với việc có một công cụ giúp chúng ta tiếp nhận thông tin nhanh hơn và dễ dàng hơn.

Đó là lí do vì sao hiện nay việc làm Infographic ngày càng được ứng dụng rộng rãi, đặc biệt là trong lĩnh vực quảng cáo, tiếp thị.

Ưu và khuyết điểm của Infographic là gì?

Ưu điểm

Hãy cùng điểm qua những lợi ích nổi bật:

  • Bắt mắt: Được kết hợp hình ảnh, màu sắc và hiệu ứng chuyển động với nhau, chúng tự nhiên sẽ thu hút sự chú ý của khách hàng.
  • Đơn giản hóa những ý tưởng phức tạp: bạn có thể tạo bảng biểu hoặc sơ đồ để làm nổi bật những xu hướng hoặc chi tiết cụ thể.
  • Dễ dàng chia sẻ: Chúng rất thuận tiện để chia sẻ khi dùng trên web. Đây là một hình thức của Content marketing lan tỏa nội dung, thông điệp. Ví dụ, một Infographic trên website thường kèm theo một mã để tiện chia sẻ.
  • Cải thiện SEO: thiết kế Infographic đẹp và tốt có thể nâng cao thứ hạng trang web của bạn, giúp bạn kiếm được nhiều like, nhiều lượt truy cập và theo dõi hơn.
  • Thể hiện sự chuyên nghiệp: sử dụng bảng, sơ đồ, hình ảnh,… giúp bạn có vẻ chuyên nghiệp trong lĩnh vực này và khiến những nội dung của bạn đáng tin cậy hơn.
  • Infographic có thể tìm kiếm được: người dùng có xu hướng tìm kiếm hình ảnh liên quan đến chủ đề mà họ quan tâm, và công cụ tìm kiếm sẽ ưu tiên infographic khi lọc ra những kết quả tìm kiếm.

Nhược điểm

Làm Infographic là một công cụ hữu ích, nhưng nếu sử dụng không hợp lý nó cũng có một vài nhược điểm như:

Tốn thời gian: người thiết kế phải tạo ra hình ảnh và bố trí sao cho phù hợp, đòi hỏi rất nhiều thời gian.

Dễ vượt quá ngân sách: muốn có Infographic đẹp đòi hỏi thời gian và sự tinh tế, đồng nghĩa với việc có thể bạn phải chi một khoản phí để thuê người thiết kế. Điều này có thể không phù hợp cho những doanh nghiệp nhỏ.

Khó giải thích một cách tường minh: do giới hạn khổ giấy, thường không đủ chỗ cho nhiều đoạn văn bản, khiến bạn khó thể hiện hết ý tưởng một cách chi tiết.

Không thuận tiện cho SEO: công cụ tìm kiếm sẽ gặp khó khăn trong việc nhận ra infographic nếu nó không được liệt kê trong bảng danh mục.

10 dạng thiết kế Infographic và cách sử dụng chúng

Infographic rất đa dạng và tùy thuộc vào mục đích và nội dung cần truyền tải sẽ quyết định việc lựa chọn loại nào cho phù hợp.

Nhìn chung, đồ họa thông tin được dùng cho những mục đích sau:

  • Minh họa thông tin: thể hiện những con số, thống kê và thông tin bằng những biểu đồ, bảng và công cụ đồ họa.
  • Đơn giản hóa những chủ đề phức tạp: so sánh những sản phẩm, dịch vụ, đặc điểm, thương hiệu hoặc khái niệm với nhau một cách trực quan.
  • Tạo sự chú ý: lan tỏa thông điệp về một chủ đề quan trọng hoặc tạo hình ảnh và sức lôi cuốn cho thương hiệu.
  • Tóm tắt những nội dung dài: biến những video, bài blog hoặc báo cáo dài thành những hình ảnh đồ họa ngắn gọn.

Ngoài ra, việc chọn lựa vẽ Infographic nào còn tùy thuộc vào đối tượng mà bạn hướng đến trong kế hoạch Marketing online của bạn đang triển khai. Hay các dự tính dịch vụ Marketing sắp tới của doanh nghiệp bạn.

Chẳng hạn như nếu bạn trình bày với các thành viên ban hội đồng công ty, họ sẽ chỉ muốn thấy những điểm nổi bật chứ không cần đi sâu và những chi tiết. Khi đó bạn nên chọn loại Infographic đơn giản mà không nhồi nhét quá nhiều thông tin.

Trên thực tế, hầu hết những Infographic đều chứa những yếu tố của nhiều dạng Infographic khác nhau.

Sau đây là 10 dạng Infographic được sử dụng rộng rãi hiện nay:

1. Infographic thống kê

Đồ họa thông tin thống kê sử dụng đồ thị, biểu đồ và cách trình bày đặc biệt để biểu thị nghiên cứu, dữ kiện và những con số một cách trực quan.

Nó giúp dữ liệu trông thú vị và dễ tiêu hóa hơn là một mớ những con số hoặc bảng đơn thuần.

infographic là gì

Ví dụ về đồ họa thông tin dạng thống kê

Dạng thống kê có thể tập trung vào hiển thị một nghiên cứu hoặc dữ liệu duy nhất, hoặc kết hợp nhiều dữ kiện và con số liên quan đến một chủ đề.

Đặc biệt chúng thường ít văn bản và tập trung vào dữ liệu hơn.

2. Infographic thông tin

Infographic thông tin kết hợp văn bản và những yếu tố trực quan để giải thích một chủ đề, hoặc hướng dẫn người đọc một chuỗi các bước nào đó.

Những loại này thường nhiều chữ và có thể được dùng để tóm tắt những bài blog hoặc video Youtube dài. Bạn cũng có thể chia sẻ Infographics như một nội dung riêng biệt.

infographics là gì

Vẽ Infographics cung cấp thông tin về nguồn gốc bánh mì Sài Gòn

Chúng thường theo hướng tường thuật trực quan để kể một câu chuyện.

Điều này bao gồm sử dụng kiểu chữ và kích cỡ chữ, hình ảnh và cách sắp xếp những mẩu thông tin để hướng mắt người đọc từ điểm này sang điểm khác theo thứ tự tầm quan trọng hoặc vị trí.

3. Infographic dòng thời gian

Loại hình này giúp ích trong việc trình bày thông tin theo một thứ tự thời gian.

tạo infographic

Tạo infographic theo timeline

Khi bạn muốn giới thiệu lịch sử của nhãn hiệu hoặc điều gì đó tiến hóa theo thời gian một cách trực quan, cách làm Infographic dòng thời gian là giải pháp dành cho bạn.

4. Infographic so sánh

Dạng này được dùng khi bạn muốn so sánh nhiều chủ thể, con người, ý tưởng, sản phẩm hoặc nhãn hiệu với nhau. Nó giúp minh họa những điểm giống và khác nhau một cách trực quan.

làm infographic

Mẫu infographic so sánh các loại công việc phù hợp cho từng loại tính cách

Dạng so sánh thường có cách bố trí gồm nhiều cột với màu sắc và đặc điểm riêng cho mỗi đối tượng, giúp so sánh và tạo tương phản giữa hai đối tượng kế bên nhau.

Một dạng khác của infographic so sánh là bảng so sánh, nó so sánh nhiều đặc điểm của các nhãn hiệu với nhau dưới dạng bảng.

5. Infographic quy trình

Infographic quy trình thường dùng lưu đồ, biểu đồ hoặc thậm chí sơ đồ thời gian để hướng dẫn người xem qua một chuỗi các bước, giúp đơn giản hóa vấn đề trong quá trình đưa ra quyết định.

cách làm infographic

Mẫu Infographic quy trình 9 bước lập kế hoạch kinh doanh online

Dạng này hữu ích trong việc hướng dẫn nhân viên, giải thích quy trình từng bước một cho khách hàng hoặc dùng cho những mục đích nhẹ nhàng, hài hước.

6. Infographic phân cấp

Dạng này thường sử dụng một kim tự tháp để giúp bạn trình bày thông tin theo từng bậc khác nhau.

Nếu bạn muốn sắp xếp thông tin theo thứ tự ưu tiên hoặc theo độ khó, làm infographic phân cấp là một lựa chọn hợp lý dành cho bạn.

7. Infographic địa lý

Dạng địa lý được dùng để thể hiện số liệu thống kê tại địa phương, tại quốc gia hay toàn cầu.

Bạn có thể đánh dấu màu trên sơ đồ để làm bật những vùng miền khác nhau, thậm chí cho phép chúng tương tác với nhau bằng cách thêm vào những liên kết và hiệu ứng đồ họa.

thiết kế infographic

Thiết kế Infographic địa lý đặc trưng về tình hình tai nạn giao thông đường bộ

Chúng cung cấp những hình ảnh trực quan sinh động bổ sung cho những bài blog, báo cáo hoặc thuyết trình của bạn. Bạn cũng có thể dùng nó như một biểu đồ độc lập và chia sẻ trên mạng xã hội để thu hút lượt truy cập.

8. Infographic danh sách

Dạng này giúp bạn tóm tắt và trình bày thông tin dưới hình thức một bản danh sách, có thể là danh sách các mục thông tin, các yếu tố và cả các bước để làm điều gì đó.

Bạn có thể dùng chúng để tổng kết một bài viết hướng dẫn dạng “Làm thế nào để” hoặc một bài blog mang tính liệt kê.

Infographic đóng vai trò rất quan trọng trong một bài bog trên website vì vậy bạn nên thử tạo blog miễn phí cho riêng mình để cảm nhận hiệu quả mà blog mang lại nhé!

Đồ họa thông tin dạng danh sách cũng thường xuyên được chia sẻ vì chúng thường đi thẳng vào vấn đề và dễ đọc.

9. Infographic giải phẫu

Bạn đang muốn chia nhỏ và giải thích từng phần của một chủ đề nào đó? Áp dụng cách làm Infographic giải phẫu là lựa chọn thích hợp trong trường hợp này.

infographic đẹp

Tạo infographic giải phẫu của cơ thể người

Đồ họa thông tin giải phẫu có dạng một biểu đồ có gắn nhãn từng phần, nó giúp bạn nhấn mạnh và giải thích từng thành phần, bộ phận sản phẩm, những đặc trưng, tính cách,…

10. Infographic tóm tắt lý lịch

Những nhà tuyển dụng nhận hàng trăm CV mỗi ngày và chỉ một số ít trong đó khiến họ thực sự chú ý . Nếu bạn muốn nâng hồ sơ cá nhân của mình lên một tầm cao mới, sử dụng phần mềm tạo infographic tóm tắt có thể là giải pháp cho bạn.

Đây là một cách sáng tạo để ghi điểm khi nộp hồ sơ xin việc, giúp bạn nổi bật hơn so với các ứng viên khác.

cách thiết kế infographic

Freepik – Phần mềm tạo Infographic tóm tắt lý lịch của một cá nhân cụ thể

Nó tận dụng những hình ảnh trực quan như biểu tượng, mũi tên, thanh tiến trình,… để minh họa các kỹ năng, kinh nghiệm, sở thích, những tố chất phù hợp với công việc của bạn và hơn thế nữa.

Hãy đảm bảo rằng bản Infographic size tóm tắt của bạn có mức độ chuyên nghiệp tương xứng với công việc mà bạn đang ứng tuyển.

4 Yếu tố designer cần thành thạo trước khi thiết kế Infographic

Mặc dù có nhiều dạng Infographic khác nhau nhưng có một số yếu tố chủ chốt giúp việc trình bày thông tin một cách trực quan đạt chuẩn. Hầu hết chúng đều tận dụng 4 yếu tố sau ở một mức độ nhất định:

#1. Màu sắc

Màu sắc có lẽ là yếu tố bắt mắt nhất của một Infographic đẹp. Cách phối màu có thể quyết định sự thành bại của bạn. Màu sắc có thể làm nổi bật hoặc làm lu mờ thông tin cần truyền tải.

cách tạo infographic
Sử dụng màu sắc trong cách thiết kế infographic giúp hình ảnh của bạn hài hòa hơn

Có một số yếu tố cần cân nhắc khi chọn màu cho Infographic và tầm quan trọng của chúng tùy thuộc vào bản chất của Infographic.

Chẳng hạn như, nếu bạn đang tạo một Infographic so sánh đặc điểm giữa các đối tượng nam và nữ, việc chọn lựa màu xanh cho nam và màu hồng cho nữ như thường dùng sẽ dễ hiểu hơn rất nhiều.

Một khía cạnh quan trọng khác trong việc chọn lựa màu cho infographic là sự tương phản.

Ví dụ, đen và xám là một lựa chọn màu không tốt khi minh họa cho sự khác nhau giữa hai loại xe hơi (thay vào đó hãy sử dụng màu đen và trắng).

Bạn không nên sử dụng nhiều hơn 5 màu trên cùng một biểu đồ, sơ đồ,… Thay vì vậy, bạn có thể sử dụng những sắc thái khác nhau của một màu để phân biệt.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên cân nhắc màu văn bản so với màu nền của Infographic. Chữ trắng trên nền vàng sẽ khiến người đọc rất mỏi mắt.

Ngoài ra, bạn hãy chọn màu phù hợp với màu nền của trang web đăng Infographic. Về bản chất không có gì sai khi đặt một Infographic màu trắng trên một trang web có nền trắng, nhưng điều này có thể khiến người đọc khó thấy Infographic bắt đầu từ chỗ nào.

Infographic thương hiệu

Nếu infographic có liên quan đến một thương hiệu nào đó, hãy sử dụng màu sắc của chính thương hiệu đó để đạt được sự nhất quán. Chẳng hạn như Grab sẽ đi liền với màu xanh lá còn Bee gắn với màu vàng.

đồ họa thông tin

Infographic lấy tông màu xanh – đỏ của Pepsi làm chủ đạo

Một vài màu sắc có khả năng khơi gợi những cảm xúc nhất định, vì vậy hãy tận dụng những nội dung hàm ẩn trong chúng.

Ví dụ như màu xanh dương và đỏ thể hiện sự tin tưởng và ổn định (đó là lí do vì sao phần lớn các thương hiệu dịch vụ tài chính sử dụng hai tông màu này), trong khi màu xanh lá thường làm ta liên tưởng tới chủ đề môi trường.

Cuối cùng, hãy đảm bảo sự nhất quán trong Infographics của bạn. Điều này không những áp dụng cho màu sắc mà còn cho những yếu tố khác nữa.

Nếu bạn dùng một tông màu ở phần đầu của một chuỗi các infographic, bạn nên giữ cách phối màu đó cho những cái tiếp theo của cùng một chủ đề. Điều này giúp người đọc dễ dàng theo dõi mạch thông tin hơn.

#2. Font chữ

Hiện nay có rất nhiều font chữ được dùng trong Infographic, nhưng chúng thường được phân thành 4 nhóm chính: Serif, Sans-Serif, Script và Decorative.

font chữ trong thiết kế infographic

4 nhóm font chữ trong cách làm Infographic

  • Serif (Vd: Times New Roman và Merriweather) có những đường kẻ nhỏ ở phía dưới của mỗi chữ cái và thường mang tính truyền thống, trang trọng.
  • Sans-Serif có nghĩa là ‘không Serif’ (Vd: Arial, Helvetica và Lato) không có những đường kẻ nhỏ như nhóm Serif. Những font này có tính đời thường và hiện đại.
  • Script là các font giống như chữ viết tay, có thể mang lại cảm giác vui tươi, đời thường cũng như sự thanh lịch.
  • Decorative là nhóm font có những nét mới lạ trong chúng (Ví dụ như font chữ phủ tuyết trên những hình ảnh trang trí Giáng Sinh). Bạn nên chọn lọc những font này cho phù hợp với những đối tượng cụ thể.

Cũng như màu sắc, bạn nên chọn font chữ phù hợp với nội dung và chủ đề chung của Infographics.

Việc lựa chọn font chữ sẽ cho người đọc ấn tượng ban đầu về nội dung và dẫn dắt cách họ nhìn nhận phần còn lại của Infographic.

Một khi đã xác định được mục đích của Infographic, bạn hãy tìm kiếm những font sẵn có trong công cụ tùy chỉnh của bạn.

Bổ sung font mới

Bạn cũng có thể tải về thêm nhiều font mới từ internet.

  • Nếu đã từng tạo Infographic về chủ đề này trước đây, bạn có thể dùng lại font cũ
  • Nếu một nhãn hiệu đã sử dụng font cụ thể thì bạn nên dùng font đó.

Không chỉ font chữ, bạn còn phải lựa chọn in đậm, in nghiêng,… cho những dòng chữ nhất định.

  • In đậm phù hợp cho tiêu đề và các phần của Infographic mà bạn muốn thu hút sự chú ý.
  • Tiêu đề và tiêu đề phụ nên có cỡ chữ lớn hơn phần còn lại của Infographic.

Hãy nhớ rằng, văn bản trong Infographic là những phần bạn muốn chuyển tải những thông điệp quan trọng. Vì vậy mà font dễ đọc giữ một vai trò rất quan trọng.

tạo infographic online

Chú ý in đậm – nhạt chữ để thể hiện sự phân cấp thông tin

Những font chữ phải rõ ràng, dễ đọc và phù hợp với nội dung bạn muốn trình bày.

Chú ý rằng font hiển thị khác nhau trên những hệ thống khác nhau. Một đoạn văn bản có thể bị lỗi font khi chuyển từ laptop sang smartphone.

Đừng làm quá mức cần thiết. Mục đích chính của việc chọn font chữ là giúp người xem dễ đọc, chứ không phải khiến họ thêm rối mắt.

Tóm lại, bạn nên chọn font chữ nào giúp giải thích nội dung của Infographic một cách tinh tế, duy trì sự cân bằng giữa việc nhấn mạnh một ý nào đó trong khi vẫn không quá rườm rà.

#3. Icon

Lựa chọn icon phù hợp có thể tạo nên sự khác biệt giữa một hình ảnh dài dòng và quanh co với một hình ảnh ấn tượng, hấp dẫn.

Icon đôi khi không được coi trọng nhưng thực chất có thể trở nên rất hữu dụng khi bạn muốn nhắn gửi nhiều thông tin vào một không gian nhỏ trên Infographic.

Một icon đơn lẻ có thể thay thế cho cả một đoạn văn dài.

Cụ thể, bạn làm Infographic về những loại trái cây khác nhau, hãy dùng những biểu tượng cho từng loại trái cây thay vì dùng tên gọi của chúng.

Bạn muốn diễn đạt một hoạt động cụ thể như chạy hay đi bộ? Luôn có sẵn icon cho những hoạt động đó.

vẽ infographic

Sử dụng nhiều icon và hình ảnh minh họa là cách thiết kế infographic hữu hiệu

Bạn có thể sử dụng icon thay cho những chú giải trong biểu đồ tròn hoặc tên cột trong biểu đồ cột.

Sử dụng icon đúng cách là khi người thiết kế không cần dùng nhiều từ ngữ để giải thích ý nghĩa của nó. Có rất nhiều icon nhằm phục vụ cho hầu hết các chủ đề.

Icon nên đơn giản, dễ hiểu và thông dụng. Chúng được dùng để tăng khả năng thấu hiểu, chứ không phải để thêm xao nhãng.

Bạn cũng lưu ý chọn icon khớp với tông màu và font chữ chung của đồ họa thông tin.

#4. Hình ảnh

Những nguyên tắc cơ bản khi sử dụng icon cũng được áp dụng cho hình ảnh.

Hình ảnh không nên chiếm quá nhiều không gian của Infographic.

Nếu không bạn đang biến Infographic của mình thành một mảng chắp vá những hình ảnh và đoạn văn tẻ nhạt.

Hình ảnh thích hợp có thể thay thế cho một loạt những câu chú thích.

Bạn cũng hãy chọn hình ảnh có màu sắc đồng nhất với tông màu chung.

Ngoài ra cũng có thêm một vài lưu ý khi lựa chọn hình ảnh.

  • Đừng nên dùng những hình ảnh rập khuôn, cũ rích.

Bạn nên tránh sử dụng những hình ảnh đã xuất hiện nhiều lần trong những Infographic hoặc website khác.

công cụ tạo infographic

Nên sử dụng các hình ảnh mới mẻ trong cách làm infographic

Cho dù infographic của bạn diễn tả một ý tưởng nguyên gốc, việc dùng những hình ảnh như vậy làm giảm sức tác động và khiến những thông tin trở nên nhàm chán.

Hãy dùng hình ảnh con người và động vật để làm infographic của bạn thêm cá nhân và cụ thể.

  • Chọn lựa ảnh kết nối cảm xúc với người xem

Bạn hãy sáng tạo nhiều cách để giúp những hình ảnh luôn mới mẻ và kết nối với người xem.

Ví dụ: đừng dùng hình ảnh của những nhân viên văn phòng những năm 1970 trong một infographic diễn tả môi trường làm việc hiện đại.

Cách làm Infographic đẹp

Sau khi nắm được một số nguyên tắc của Infographic, dưới đây bài viết sẽ hướng dẫn bạn cụ thể cách làm Infographic đẹp và thu hút.

Bước 1: Lên ý tưởng

Đằng sau một Infographic tốt là một ý tưởng vững chắc.

tạo infographic đẹp
Lên ý tưởng là bước đầu tiên trước khi bắt đầu vẽ infographic

Hãy nghĩ về những dữ liệu, khái niệm, quá trình hay xu hướng liên quan đến thương hiệu của bạn cũng như đối tượng mà bạn nhắm đến.

Những chủ đề thường hướng tới là:

  • Dữ liệu ngành
  • Những xu hướng hàng đầu
  • Dự đoán tương lai
  • Hướng dẫn cách làm
  • Những giải pháp thực tế
  • Phân tích các thương hiệu.

Bước 2: Nghiên cứu tổng hợp thông tin

Một khi đã tìm được ý tưởng, bạn có thể bắt đầu nghiên cứu và thu thập thông tin.

Những Infographic chuyên nghiệp thường sử dụng những dữ liệu không thể chối cãi, thu thập từ những viện nghiên cứu, tổ chức danh tiếng.

Những dữ kiện và thống kê ấn tượng, đi thẳng vào vấn đề là những yếu tố quan trọng của một đồ họa thông tin.

Vậy nên bạn hãy tìm những bài báo cáo, khảo sát và nghiên cứu có uy tín và chắt lọc những thông tin liên quan.

Kế đến, bạn hãy sắp xếp những dữ liệu nội bộ để tìm ra thông tin nào phù hợp với việc trình bày một cách trực quan.

Chẳng hạn như kết quả khảo sát, báo cáo thống kê doanh số và cái nhìn chi tiết từ ban lãnh đạo công ty.

Lưu ý: Một mớ hổ lốn những thông tin kết nối lỏng lẻo sẽ không tạo được hiệu quả cho Infographic. Bạn có thể nghĩ ra một câu chuyện để tạo sợi dây liên kết những dữ liệu lại với nhau để quá trình viết nội dung trôi chảy hơn.

Bước 3: Viết nội dung

Với thông tin và kết quả nghiên cứu trong tay, đã tới lúc bạn tạo nên một mạch truyện để kết nối những thông tin với nhau một cách chặt chẽ, súc tích, có tổ chức và đầy tính thuyết phục.

Về bản chất, bạn đang tạo nên dàn ý để định hướng việc thiết kế, đó là lí do vì sao một Infographic tốt sẽ luôn ngắn gọn và đi thẳng vào vấn đề.

Nội dung càng ngắn gọn, người thiết kế càng dễ dàng minh họa nó bằng những sơ đồ, hình ảnh. Điều này sẽ dễ dàng nếu bạn thuê dịch vụ Content ngoài vì đó là chuyên môn của họ.

Phần giới thiệu sẽ là phần nhiều chữ nhất của một iInfographic, nó tạo bối cảnh cho những thông tin theo sau.

tạo đồ họa thông tin

Viết nội dung cho infographic

Bạn hãy sử dụng những tiêu đề ấn tượng để thu hút người đọc và chia nhỏ văn bản thành nhiều phần để dễ đọc hơn.

Mặc dù duy trì tông giọng (voice) của thương hiệu là quan trọng, nhưng Infographic vẫn cho phép bạn viết nội dung một cách linh hoạt và sáng tạo hơn là những nội dung truyền thống như white paper.

Cách tốt nhất để giành được thiện cảm từ người đọc là luôn hình dung trong đầu khi viết nội dung. Bạn hãy nghĩ đến chủ đề được sử dụng trong Infographic.

Ví dụ, khi bạn đặt tựa đề cho Infographic là “Một biển những lợi ích của công nghệ thông tin trong lĩnh vực sức khỏe”, bạn có thể dùng những ngôn từ liên quan đến biển cả phù hợp với ý tưởng thiết kế chung.

Lưu ý: Đoạn mở đầu nên dài khoảng 2, 3 câu. Những phần tiếp theo các câu nên đầy đủ nhưng vẫn ngắn gọn, khoảng 15 từ mỗi câu.

Bước 4: Thiết kế

Cuối cùng đã đến lúc bạn thiết kế Infographic của mình.

Ưu tiên số một của bạn là trình bày thông tin bằng những cách giúp nhấn mạnh thông điệp mà biểu đồ muốn gửi gắm.

Cách bạn sắp xếp vị trí những yếu tố của Infographic sẽ ảnh hưởng nhiều đến cách người đọc nhìn thấy và hiểu sản phẩm cuối cùng.

Những yếu tố thiết kế căn bản như đường kẻ, viền và hình dạng là mấu chốt để phân tách các phần với nhau để dễ đọc hơn. Những yếu tố này cũng giúp thiết lập hệ thống văn bản có thứ tự.

#1. Font và size chữ

Hạn chế dùng nhiều hơn 3 font chữ khác nhau.

Hầu hết những nhà thiết kế sẽ phân biệt tiêu đề chính, tiêu đề phụ và đoạn văn bản nội dung bằng những font và cỡ chữ khác nhau.

#2. Màu sắc

Đây cũng là một công cụ hữu ích để phân nhóm thông tin. Bạn có thể thoái mái sử dụng những màu sắc không có trong guideline của thương hiệu, nhưng vẫn nên giữ một phong cách đồ họa nhất quán để người đọc nhận biết tất cả nội dung Infographic là của chính bạn.

#3. Các yếu tố đồ họa

Những người thiết kế có nhiều yếu tố đồ họa khác nhau để khiến nội dung thêm sinh động. Việc lựa chọn loại hình nào tùy thuộc vào phong cách và nội dung Infographic của bạn.

Dưới đây là một số hình thức hiệu quả nhất:

  1. Sơ đồ hướng dẫn
  2. Lưu đồ
  3. Hình ảnh tượng trưng
  4. Tranh minh họa vẽ tay
  5. Danh sách
  6. Biểu đồ
  7. Bảng
  8. Bản đồ
  9. Sơ đồ thời gian
  10. Trích dẫn
  11. Thống kê chi tiết

#4. Trích nguồn

Infographic nên có một phần phía cuối để liệt kê nguồn tài liệu mà bạn đã tham khảo.

Ở bước này, bạn có 2 lựa chọn: sử dụng template có sẵn hoặc thuê người thiết kế.

Hiện có rất nhiều template hoàn toàn miễn phí trên internet. Bạn chỉ cần nhập thông tin vào template, tùy chọn màu sắc, font chữ và xuất file.

Template giúp bạn tiết kiệm chi phí vì không cần thuê một nhà thiết kế chuyên nghiệp để tạo nên mọi thứ từ con số không.

phần mềm tạo infographic

Các công cụ như Visme hỗ trợ tạo infographic online bằng các template có sẵn

Tuy nhiên bạn sẽ không thể tùy chỉnh sản phẩm cuối cùng hoàn toàn phù hợp với sự sáng tạo của bạn. Hạn chế này khiến Infographic thiếu sự sáng tạo về mặt trực quan và không mang lại sự độc nhất cho thương hiệu của bạn.

Mặt khác, nếu có thể đầu tư một khoản kinh phí, bạn có thể thuê một nhà thiết kế để tạo cho bạn một sản phẩm hoàn toàn nguyên gốc. Kết quả và chất lượng sẽ xứng đáng với số tiền bạn bỏ ra.

Lưu ý: Bạn nên chừa những khoảng trống vừa phải và phân nhóm hợp lý để Infographic không quá nhồi nhét và truyền tải thông điệp một cách hiệu quả.

Bước 5: Quảng bá Infographic đến người xem

Khi đã hoàn tất các bước hướng dẫn cách làm Infographic, bạn hãy sẵn sàng để chia sẻ nó với mọi người.

Infographic là một tài sản rất đa năng vì bạn có thể đăng tải chúng khắp nhiều kênh và nền tảng khác nhau.

Dưới đây là một số nền tảng và cách thức để quảng bá:

  • Đăng trong bài blog để tối ưu SEO
  • Đặt tại các landing page
  • Gửi qua email
  • Chia sẻ trên mạng xã hội
  • Phát bản in giấy tại những sự kiện

Khi muốn chia sẻ trên mạng xã hội, bạn nên cân nhắc về giới hạn Infographic size.

Infographic có thể là một hình ảnh dài, đôi khi người đọc phải kéo xuống để nhìn thấy hết nội dung. Họ có thể hiểu nhầm hoặc thiếu ý nếu bạn cố đăng toàn bộ sơ đồ lên Instagram hoặc Twitter.

Thay vì vậy, bạn hãy tạo hình ảnh thumbnail làm nổi bật một phần cụ thể của Infographic và kèm theo link dẫn người xem đến landing page để xem toàn bộ nội dung.

quảng bá infographic

Các cách thức quảng bá Infographic

Đây cũng là một cách hay để tăng lượt truy cập cho trang web của bạn: cho người dùng trải nghiệm thử một phần trên nền tảng mạng xã hội, và thúc đẩy họ đến và xem dịch vụ của bạn.

Bạn cũng có thể dùng cách tương tự khi gửi Infographic qua email, thu hút sự chú ý của khách hàng và dẫn họ đến trang web của bạn.

Lưu ý

Nếu nội dung của bạn có liên quan đến một lĩnh vực cụ thể nào đó , bạn có thể cân nhắc liên hệ với những người có sức ảnh hưởng (influencer) hoặc nhà xuất bản, họ có thể sẵn lòng chia sẻ infographic của bạn với độc giả của họ.

Bạn cũng nên kèm theo mã code trong Infographic của bạn để người đọc có thể chia sẻ chúng với những người bạn, đồng nghiệp của họ.

Hãy nhớ rằng chỉ chia sẻ một Infographic có thể là chưa tương xứng với công sức bạn bỏ ra. Bạn có thể tái sử dụng Infographic để tận dụng nội dung và nâng cao ROI.

Trước hết, chia Infographic thành nhiều thumbnail để bạn có thể liên tục chia sẻ nó bằng nhiều hình ảnh mới mẻ. Miễn sao bạn thay đổi nội dung giới thiệu chút ít để phù hợp cho phần được nhấn mạnh, bạn vẫn sẽ thu hút được sự chú ý của người xem.

Bạn cũng có thể tận dụng Infographic bằng cách rút ra những thông tin cụ thể có giá trị để đưa vào những bài viết khác cũng như làm nguồn cảm hứng cho những bài blog hoặc những ý tưởng trên mạng xã hội trong tương lai.

Lưu ý: Google sẽ không lọc ra những từ khóa trong hình ảnh, vì vậy bạn hãy đăng Infographic của mình trên landing page, blog hoặc bài viết trên mạng xã hội đã được tối ưu SEO.

Bằng cách tối ưu hóa hình ảnh như này, Infographic của bạn sẽ có nhiều cơ hội xuất hiện hơn trong kết quả tìm kiếm .

6 Phần mềm tạo Infographic online

Bạn cần nhiều hơn là chỉ những hình ảnh sinh động và màu sắc bắt mắt để tạo nên một infographic tốt, mà thiết kế mới là yếu tố quan trọng. Sau đây chúng ta cùng điểm qua một số phần mềm tạo Infographic online sẵn có trên internet:

Google chart

  • Giá cả: miễn phí

Những tính năng của phần mềm Infographic – Google chart rất hữu dụng, dễ sử dụng và hoàn toàn miễn phí. Bạn có thể lựa chọn từ nhiều loại biểu đồ và hình thành các tùy chọn mở rộng để phù hợp với giao diện trang web của bạn.

công cụ tạo infographics

Google Chart hỗ trợ vẽ biểu đồ trong thời gian thực

Bằng cách kết nối dữ liệu trong thời gian thực, Google chart là công cụ tạo infographic đơn giản cho bạn.

Piktochart

  • Giá cả: miễn phí (gói thu phí từ 15 USD/tháng)

Phần mềm Infographic – Piktochart có hàng trăm template cho bạn lựa chọn, bạn cũng có thể tự tạo ra sản phẩm của riêng mình.

Những template mới được bổ sung mỗi tuần. Những vật thể infographic tha hồ cho bạn lựa chọn như bản đồ, biểu đồ, hình ảnh, icon,…

phần mềm thiết kế infographic

Thiết kế infographic với Pikto chart

Nhập dữ liệu của bạn vào Piktochart từ Microsoft Excel, Google Spreadsheet hoặc SurveyMonkey. Infographic hoàn chỉnh có thể đăng lên website hoặc tải về và chia sẻ dưới dạng file PDF, PNG hoặc JPEG.

Canva

  • Giá cả: miễn phí (nâng cấp lên Canva for Work với 12.95 USD/tháng)

Canva là một phần mềm thiết kế Infographic online phổ biến với số lượng lớn các template.

phần mềm infographic

phần mềm tạo Infographic – Canva cung cấp rất nhiều templates

Công cụ có giao diện thân thiện với người dùng và tương đối dễ sử dụng cho cả người chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ hoặc thiết kế. Bạn chỉ cần kéo và thả những icon, bản đồ, hình ảnh,… vào vị trí mong muốn.

Hãy thỏa sức sáng tạo, tùy chỉnh với hàng trăm hàng nghìn hình ảnh và bố cục khác nhau.

Venngage

  • Giá cả: miễn phí (gói premium là 16 USD/tháng)

Trong khi hầu hết các công cụ khác có thể sử dụng cho nhiều dự án thiết kế bao gồm những bản báo cáo và trình chiếu, Venngage tập trung chủ yếu vào infographic.

thiết kế infographic với vengage

Cách tạo Infographic với công cụ Venngage

Với một vài bước cách làm Infographic đơn giản, Infographic của bạn đã sẵn sàng để được phân phối chỉ trong thời gian ngắn. Những icon, bản biểu được tích hợp tạo nên những bản thiết kế ấn tượng.

Venngage tương đối ít template (khoảng hơn 100 cái), điều này có thể khiến những người thiết kế nghiệp dư gặp khó khăn.

Dù vậy, Venngage có công cụ thiết kế nâng cao giúp bạn kiểm soát tốt hơn những vật thể đồ họa.

Cách tạo Infographic online với Venngage có thể được chia sẻ trên mạng xã hội, đăng trên website hoặc tải về dưới định dạng PDF hoặc file hình ảnh.

Visme

  • Giá cả: miễn phí (gói Standard giá 10 USD/tháng)

Nếu bạn đang muốn tạo một infographic có tính tương tác cao với nhiều hiệu ứng hoạt họa, phần mềm thiết kế Infographic – Visme là một trong những gợi ý thích hợp cho bạn.

thiết kế đồ họa thông tin visme

Công cụ tạo Infographic online Visme

Những hiệu ứng hoạt họa trong Visme sec được kích hoạt khi người đọc mở đường dẫn tới Infographic hoặc khi cuộn trang web xuống.

Bạn còn có thể khóa mật khẩu nếu bạn chỉ muốn những người đọc nhất định xem được nó. Tính năng này sẽ tiện dụng khi làm Infographic trong nhóm và chỉ muốn chia sẻ một cách công khai khi sản phẩm cuối cùng đã được nhất trí.

Snappa

  • Giá cả: miễn phí
  • Lựa chọn có trả phí:
    • Pro: 15 USD/người dùng/tháng
    • Team: 30 USD/5 người dùng/tháng

Snappa là một công cụng đa năng và dễ sử dụng.

Hầu hết các công cụ khác chỉ cung cấp những tính năng cơ bản cho tài khoản miễn phí.

Trong khi đó, với Snappa, bạn có được gần như hầu hết các tính năng như tài khoản có trả phí, chỉ ngoại trừ việc giới hạn số lượt download mỗi tháng đối với người dùng miễn phí.

tạo infographic với snappa

Snappa cung cấp hầu hết các tính năng hiện có cho tài khoản miễn phí

Công cụ này cho phép người chưa có kinh nghiệm sáng tạo mọi thứ từ nội dung trên mạng xã hội đến những thiết kế độc đáo với nhiều template để lựa chọn.

11 xu hướng thiết kế Infographic năm 2023

1. Infographic tương tác

Infographic sử dụng những hình ảnh động như ảnh GIF, hiệu ứng hoạt họa, video,… Chính sự chuyển động này giúp bạn dễ dàng thu hút và duy trì sự chú ý của người xem.

2. InfoGIFs

infographics

Infographic động sửa dụng ảnh GIF sinh động

Là một dạng đặc biệt của infographic tương tác, chuyên sử dụng ảnh GIF trong infographic, điều này giúp InfoGIFs rất sinh động và hấp dẫn.

3. Minh họa 3D

3d infographic

Mẫu infographic 3D sống động

Với hình ảnh trong không gian 3 chiều, người đọc sẽ cảm thấy thiết kế có chiều sâu hơn và sống động như thật.

4. Typography

Đây chính là nghệ thuật tùy chỉnh font chữ, cỡ chữ nhằm tô điểm cho nội dung và chủ đề thiết kế chung của infographic.

infographic  size

Typography infographic

5. Đồ họa pixel

Bên cạnh những phong cách mới mẻ, hiện đại thì phong cách cổ điển như pixel vẫn giữ cho mình sức hút riêng với sự đơn giản nhưng vẫn tinh tế.

đồ họa pixel infographic

Sử dụng các điểm ảnh pixel cổ điển trong thiết kế infographic

6. Âm bản

Sử dụng những gam màu sáng-tối để làm tăng sự tương phản, khiến hình ảnh, nội dung dễ dàng in sâu vào tâm trí người đọc

infographic âm bản

Infographic âm bản nhấn mạnh sự tương phản bởi 2 màu sáng-tối

7. Màu sắc tươi sáng

Một trong những nguyên tắc cơ bản của loại hình ảnh này là bắt mắt, và đây chính xác là điều mà phong cách này đem lại. Người đọc dễ dàng bị mê hoặc bởi những màu sắc đa dạng, tươi vui.

màu sắc infographic
Sử dụng màu sắc tươi sáng là xu hướng mới khi làm infographic đẹp

Tuy nhiên bạn cũng nên lưu ý không nên sử dụng quá nhiều màu sắc sặc sỡ khiến rối mắt.

8. Thiết kế phẳng

Có thể nói đây là phong cách cơ bản nhưng hiệu quả nhất. Bởi nó trình bày những dữ liệu và thống kê trên một mặt phẳng trải dài từ trên xuống dưới theo một thứ tự.

làm infographic phẳng
Học cách thiết kế Infographic phẳng

Điều này giúp người đọc dễ dàng dõi theo mạch thông tin mà không bị lệch hướng.

9. Gradient

Với sự chuyển đổi màu sắc một cách liên tục, phong cách gradient vừa thu hút người đọc với nhiều màu sắc, vừa thích hợp cho những infographic biểu thị thời gian và những xu hướng.

gradient infographic

Loại Gradient infographic tiêu biểu

10. Kết hợp nhiều phong cách khác nhau

Bạn luôn có thể kết hợp nhiều phong cách khác nhau để tối ưu hóa infographic của mình. Hãy nhớ rằng “Giới hạn duy nhất chính là trí tưởng tượng của bạn”.

11. Minh họa nghệ thuật tùy chỉnh

Bên cạnh những bảng biểu và sơ đồ, nhà thiết kế còn vẽ nên những hình minh họa phù hợp với chủ đề chung của bức ảnh.

minh họa infographic

Sử dụng hình ảnh để minh họa cho infographic tăng tính nghệ thuật hơn

Chẳng hạn như trong ví dụ “Một biển những lợi ích của công nghệ thông tin trong lĩnh vực sức khỏe” nêu trên, bạn có thể thêm những hình ảnh minh họa như cá, rong biển, sóng biển,…

Điều này không những giúp minh họa cho nội dung mà còn làm tăng tính nghệ thuật của infographic.

Kết luận

Hiện nay Infographic là một công cụ cực kỳ hữu ích và phổ biến trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong marketing, khi mà mục đích của marketer là truyền tải thông tin tới người xem nhanh nhất, hiệu quả nhất.

Với các chia sẻ về khái niệm Infographic là gì cũng như cách làm Infographic và những phần mềm thiết kế Infographic đã giới thiệu phía trên, bạn có thể từng bước thiết kế để phù hợp cho mục đích của mình.

Xu hướng content Blog

Content dạng Blog được xem là dạng content cơ bản và được nhiều thương hiệu ưu tiên sử dụng để cung cấp thông tin và giải pháp cho khách hàng. Bài viết trên blog thường trình bày những góc nhìn từ phía thương hiệu, những campaign, xu hướng ngành và cả những sự kiện – chương trình khuyến mại trong năm.

Thống kê cho thấy, nền tảng blog mang lại lượng lead gấp 126% cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, tăng tỷ lệ giữ chân cũng như “brand love” với người dùng. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc cung cấp nội dung bài viết chất lượng và hấp dẫn trên blog của doanh nghiệp.

Xu hướng content Blog
Xu hướng content Blog

Bên cạnh đó, nội dung do người dùng tạo (UGC) được đánh giá là dạng content đem lại sự tương tác cao cho blogs. Đây là cách để doanh nghiệp kết nối và tương tác với khách hàng một cách chân thành và tạo ra cảm giác thân thiện. Nếu được thực hiện đúng cách, việc sử dụng UGC trên blog có thể giúp tăng tương tác và tạo sự tin tưởng với khách hàng, góp phần xây dựng thương hiệu mạnh mẽ và bền vững trong tương lai.

Xu hướng Interactive Content (Nội dung tương tác)

Nội dung tương tác (tiếng Anh: interactive content): Là một hình thức của tiếp thị nội dung (content marketing), đòi hỏi sự tham gia tích cực của người dùng và khuyến khích họ thực hiện tương tác.

Interactive Content là một trong những xu hướng nổi bật trong lĩnh vực content marketing hiện nay. Đây là một hình thức tương tác giữa thương hiệu và người dùng, đòi hỏi sự tham gia tích cực của người dùng và khuyến khích họ thực hiện các hành động tương tác như nhấp chuột, thích, chia sẻ, khảo sát, quiz, infographic, video tương tác, hội thảo trực tuyến. Theo nghiên cứu của Barclays, 82% khách hàng tin rằng những trải nghiệm tương tác với thương hiệu cũng quan trọng ngang với giá cả sản phẩm.

Nội dung tương tác
Nội dung tương tác

Interactive Content là một trong những xu hướng nổi bật trong lĩnh vực content marketing hiện nay.
Interactive Content là một trong những xu hướng content marketing nổi bật hiện nay

Nike là một thương hiệu nổi tiếng triển khai Interactive Content, ví dụ như ứng dụng Nike Training Club cung cấp các bài tập và lộ trình tập luyện được cá nhân hóa, cùng các tính năng tương tác như đo và theo dõi tiến độ và đề xuất bài tập phù hợp với sở thích của người dùng. Kết quả của Nike khi triển khai Interactive Content là tăng khả năng tương tác của khách hàng với sản phẩm của họ, thu hút sự chú ý của người tiêu dùng và tạo ra một cộng đồng tập luyện trực tuyến đông đảo. Từ đó, Nike đã thu về lợi nhuận đáng kể từ các sản phẩm thể thao của mình.

Với Interactive Content, marketer có cơ hội giáo dục người dùng về sản phẩm hoặc dịch vụ mà thương hiệu đang muốn bán, thu thập lượng data lớn bằng cách thêm câu hỏi đăng ký vào cuối mỗi bài Quiz. Chính vì thế, Interactive Content được xem là một trong những cách tiếp cận hiệu quả nhất để tăng tương tác giữa thương hiệu và khách hàng, đồng thời giúp thương hiệu tiếp cận được khách hàng tiềm năng một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Trong năm 2023, Xu hướng content marketing sẽ tiếp tục phát triển và trở thành một yếu tố không thể thiếu trong chiến lược marketing của các doanh nghiệp. Việc sử dụng các xu hướng content marketing mới sẽ là nền tảng chính để thu hút khách hàng và tạo sự tương tác giữa doanh nghiệp và khách hàng. Với các công nghệ mới như AI và AR/VR, nội dung sẽ trở nên thú vị hơn bao giờ hết. Vì vậy, các doanh nghiệp cần đưa ra chiến lược phù hợp với xu hướng content marketing 2023 để tối đa hóa hiệu quả marketing và thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng hơn.

Manocanh xoay bảng hiệu quảng cáo

Tại sao lại sử dụng manocanh xoay bảng hiệu
Robot hoat động theo chuyển động của bảng hiệu, có hành động vẫy biển giống người thật
Bảng thông tin là bảng hiệu đèn led, siêu sáng, siêu mỏng, thay thế nội dung bằng tấm in
Thu hút sự chú ý của người đi đường
chi phí rẻ tiền khi đầu tư – hiệu quả mang lại dài từ 6 tháng – 1 năm

manocanh điện tử xoay bảng hiệu
manocanh điện tử xoay bảng hiệu

Bục xoay tròn 360 độ loại lớn trưng bày sản phẩm

Mục đích: hỗ trợ quảng cáo trưng bày sản phẩm, chụp hình, live stream bán sản phẩm online…các hiệu ứng cần chuyển động giới thiệu sản phẩm.

xu hướng mới nhất thời gian năm 2023 nhận được sự quan tâm của marketer…sử dụng bàn xoay tròn 360 độ trưng bày tạo ấn tượng với sản phẩm mới ra mắt

Thiết kế gọn nhẹ, kiểu dáng đẹp và thời trang. Sẽ giúp cho showroom của bạn trở lên sinh động và cuốn hút khách hàng. Bàn có thể quay liên tục 360o và siêu tiết kiệm điện, chỉ với 30W điện năng tiêu thụ.
+ Giúp bạn lôi cuốn được nhiều khách hàng quan tâm hơn
+ Sản phẩm của bạn sẽ trở lên sinh động hơn
+ Giúp thể hiện toàn bộ 360o góc cạnh của sản phẩm
+ Hỗ trợ trình diễn, triển lãm, studio, showroom, cửa hàng …với những sản phẩm loại lớn, nặng

buc xoay loại lớn

buc xoay loại lớn

 

Photobooth camera 360° nhận được nhiều đánh giá cao từ phía khách hàng

xưởng sản xuất 360 video photobooth
xưởng sản xuất 360 video photobooth

cty Góc Nhìn sản xuất video photo booth 360 tại sài gòn

Tại sao phải sử dụng video photo booth 360 độ

Quay thử video 360 x Slow Motion Booth – Nền màu xanh – Video Booth 360 độ

Bán & Cho Thuê – 360 Photo Booth Tại Sài Gòn
 0912502060
XƯỞNG CƠ KHÍ – CÔNG TY GÓC NHÌN

#Videobooth360° #Photobooth360° #SlowMo360°#360videobooth #360Photobooth #360SlowMo#PHOTOBOOTH#BulletTime #TimeFreeze #Chụp_hình_3D #Chụp_hình_180°

 

Published in POSM